Ngôi làng không trẻ sơ sinh suốt 25 năm và hồi chuông cảnh báo cho Nhật Bản
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Lễ công bố giải chạy đêm 'Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024'
Phát biểu tại lễ khởi động, chị Nguyễn Thị Phương Thúy, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Nghệ An, cho biết tỉnh Nghệ An sẽ thành lập và ra mắt các đội hình "bình dân học vụ số" với lực lượng nòng cốt là thanh niên. Các đội hình sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, các cấp bộ Đoàn, Hội, đoàn viên, thanh niên và hội viên về "bình dân học vụ số"; tổ chức các lớp "bình dân học vụ số"."Mỗi Đoàn cơ sở cần thành lập ít nhất 1 đội hình thanh niên "bình dân học vụ số", lựa chọn những cán bộ, đoàn viên, thanh niên có kiến thức tốt về công nghệ làm nòng cốt. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đoàn viên, thanh thiếu nhi truy cập internet và các kỹ năng số thiết yếu một cách văn minh, an toàn, tránh lừa đảo số; nhận diện và phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số, nâng cao kỹ năng thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và các ứng dụng số khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện của địa phương", chị Nguyễn Thị Phương Thúy cho hay. Tại lễ khởi động, ban tổ chức đã ra mắt các đội hình "bình dân học vụ số" và công bố bộ nhận diện "Đoàn viên số"; trao biển hỗ trợ xây dựng 6 căn nhà cho người dân, hỗ trợ 2 mô hình thanh niên phát triển kinh tế; trao tặng gần 3.800 thùng sữa, 130 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 1 sân chơi cho thanh thiếu nhi, trao tặng 1 tivi, 1 bộ máy tính và 100 bản đồ Việt Nam… với tổng trị giá 1,1 tỉ đồng. Sau lễ phát động, các đại biểu và đông đảo thanh niên đã tham gia thực hiện các công trình: khởi công xây dựng nhà nhân ái; khánh thành sân chơi cho thanh thiếu nhi; tư vấn sức khỏe, phát thuốc và tặng quà cho 1.000 người dân huyện Quế Phong…
26 CLB tham dự giải vô địch jujitsu quốc gia năm 2024
Để chuẩn bị cho trận gặp Abu Dhabi Country tại tứ kết Cúp C1 châu Á, CLB nữ TP.HCM của Huỳnh Như đã mang về 2 ngoại binh người Mỹ với thể hình lý tưởng và kinh nghiệm chơi bóng phong phú.Ngoại binh đầu tiên là Aubrey Goodwill, sinh năm 1998, mang quốc tịch Mỹ. Trung vệ Goodwill trưởng thành từ nền bóng đá học đường nổi tiếng thế giới của Mỹ khi từng chơi cho Sacramento và California Storm, sau đó chuyển sang đá cho Real SC ở giải hạng ba Bồ Đào Nha. Trong màu áo Sacramento, Goodwill từng đoạt nhiều giải thưởng cá nhân. Sự có mặt của trung vệ có chiều cao 1,77 m sẽ gia cố thêm sự chắc chắn cho CLB nữ TP.HCM ở các tình huống phòng ngự bóng bổng. Sau Goodwill, đội nữ TP.HCM có thêm một ngoại binh người Mỹ nữa. Người được lựa chọn là Sabrina Marie Cabrera, cũng từng thi đấu ở sân chơi bóng đá học đường Mỹ. Cabrera sinh năm 2001, có chiều cao 1,75 m và chơi ở vị trí tiền đạo. Cabrera có tất cả những gì mà đội nữ TP.HCM cần trên mặt trận tấn công. Đó là một trung phong cao to, thể hình tốt đóng vai trò "chim mồi" để mở đường cho những mũi tấn công kỹ thuật như Trần Thị Thùy Trang hay Huỳnh Như phô diễn năng lực.Chia sẻ với Báo Thanh Niên, Huỳnh Như khẳng định các ngoại binh của đội nữ TP.HCM đều có thể hình và sức vóc lý tưởng để bù đắp cho điểm yếu của cầu thủ nữ Việt Nam. Tại vòng bảng Cúp C1 châu Á, CLB nữ TP.HCM đăng ký 3 ngoại binh gồm Tatiana Mason, Talani Barnet và Meghan Root. Cả ba cầu thủ này đều ký hợp đồng ngắn hạn, kéo dài đến hết vòng bảng, sau đó về nước khoác áo CLB khác.Với các ngoại binh Goodwill và Cabrera, CLB nữ TP.HCM cũng chỉ ký hợp đồng ngắn hạn. Tùy theo màn thể hiện của các cầu thủ này cũng như thành tích của nữ TP.HCM tại Cúp C1 châu Á, đội sẽ tính toán có tiếp tục gia hạn với ngoại binh hay không.Sau khi mua 2 ngoại binh người Mỹ, đội nữ TP.HCM sẽ ký hợp đồng với một cầu thủ nước ngoài nữa. Ở trận tứ kết Cúp C1 châu Á diễn ra tối 22.3 trên sân Thống Nhất, CLB nữ TP.HCM sẽ đối đầu Abu Dhabi Country. Đại diện UAE đã cầm hòa Hyundai Steel (Hàn Quốc) và đánh bại Wuhan Jiangda (Trung Quốc) để đoạt ngôi nhì đầy bất ngờ.Khác biệt của Abu Dhabi Country nằm ở chất lượng ngoại binh như thủ môn Jeane (Brazil), hậu vệ Valeriia Olkhovska (Ukraine), tiền vệ Aicha Hamideche (Algeria) hay tiền đạo Nanami Sone.Với tham vọng tiến xa tại Cúp C1 châu Á, Abu Dhabi Country dự kiến sẽ chiêu mộ thêm ngoại binh từ Nhật Bản và các nước châu Âu. Đại diện UAE không có cầu thủ bản địa chất lượng (bóng đá nữ UAE chưa phát triển), nhưng lại thừa tiềm lực để mang về những ngoại binh giỏi.Tại vòng bảng Cúp C1 châu Á, CLB nữ TP.HCM giành ngôi nhì với 6 điểm sau 3 trận, chỉ đứng sau đội bóng cực mạnh Urawa Red Diamonds của Nhật Bản.
Sáng 6.2, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị công bố đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức đến năm 2040. Quy hoạch này có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thành phố; là cơ sở pháp lý quan trọng để định hướng phát triển không gian, tổ chức hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, quy hoạch sử dụng đất.Thông qua đó, khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2040 đưa Thủ Đức phát triển trở thành đô thị sáng tạo, tương tác cao; khu vực dẫn dắt kinh tế TP.HCM, vùng đô thị TP.HCM thông qua các hoạt động kinh tế tri thức; bước đầu trở thành trung tâm tài chính của quốc gia, hướng tới khu vực quốc tế.Theo quy hoạch chung được duyệt, quy mô dân số TP.Thủ Đức đến năm 2030 có khoảng 1,8 triệu người, đến năm 2040 có khoảng 2,6 triệu người và sau năm 2040 khoảng 3 triệu người. Không gian TP.Thủ Đức được chia thành 9 phân vùng tương ứng với 11 trọng điểm phát triển gắn với giá trị văn hóa, lịch sử và tiềm năng lợi thế riêng.Quy hoạch sẽ tác động tích cực sâu rộng đến nhiều mặt của địa phương từ công tác quản lý, điều hành của cấp chính quyền cũng như hoạt động của người dân và doanh nghiệp, mở ra nhiều hướng phát triển mới nhờ vào tính kết nối và đồng bộ thông qua 9 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.Việc này sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn trong công tác cấp phép xây dựng và các nhu cầu chính đáng khác cho người dân và doanh nghiệp.Đặc biệt, hạ tầng giao thông sẽ mở ra nhiều không gian mới như phát triển 9 tuyến đường sắt đô thị và liên vùng kết nối TP.Thủ Đức với phần còn lại của TP.HCM và sân bay Long Thành, đáp ứng 50% - 60% nhu cầu đi lại; phát triển đô thị theo định hướng gắn với giao thông công cộng.Đồng thời, phát triển nhiều tuyến đường mới, có tính kết nối liên vùng như tuyến đường nối liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - nút giao Vành đai 3 - cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến nối đường Vành đai 2 vào cao tốc TP.HCM - Chơn Thành.Một điểm đáng chú ý khác của quy hoạch mới là TP.Thủ Đức sẽ tăng diện tích đất cho công trình giáo dục cấp đô thị lên gần 5 lần, diện tích đất cơ sở y tế hơn 10 lần, diện tích đất công trình văn hóa và thể dục thể thao lên khoảng 3 lần, diện tích công viên, cây xanh đạt 1.800 ha.Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức cho biết, hội nghị mang đến cho nhà đầu tư bức tranh tổng thể 535 dự án với tổng nguồn vốn dự kiến hơn 800.000 tỉ đồng.Các dự án triển khai theo 5 loại hình đầu tư: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; đối tác công tư (PPP); phương thức khác theo luật đầu tư; nguồn vốn đầu tư công.Nhân dịp này, TP.Thủ Đức trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 12 dự án phát triển nhà ở trong năm 2024 với tổng vốn đăng ký hơn 33.000 tỉ đồng."Sự kiện hôm nay không chỉ là cột mốc đáng nhớ trong hành trình phát triển của TP.Thủ Đức qua 4 năm thành lập mà còn là minh chứng rõ nét cho sự hợp tác rất tốt đẹp giữa các cấp chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư", ông Tùng đánh giá.Phát biểu tại buổi công bố quy hoạch, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị TP.Thủ Đức công bố quy hoạch rộng rãi, nội dung tuyên truyền cụ thể, dễ hiểu tạo sự đồng thuận cao.Song song đó, địa phương chủ động phối hợp các sở ngành khảo sát hiện trạng 9 phân vùng, làm việc với địa phương từng vùng để xây dựng lộ trình phát triển theo từng giai đoạn. Riêng các quy hoạch phân khu, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu chậm nhất tháng 9.2025 phải hoàn thành.Lãnh đạo TP.HCM cũng đề nghị TP.Thủ Đức tăng cường liên kết các địa bàn giáp ranh, không chỉ các quận của thành phố mà còn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm phát huy lợi thế từng địa phương.Chủ tịch UBND TP.HCM lưu ý địa phương cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo; cải cách mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ông Phan Văn Mãi cũng kêu gọi các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào TP.Thủ Đức.
Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý giáo viên tiểu học vi phạm dạy thêm, học thêm
Từ năm học 2025-2026, TP.HCM chính thức miễn học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THPT công lập, ngoài công lập. Chính sách này mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt với các gia đình khó khăn, khi học phí luôn là một gánh nặng trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao.Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, học phí THPT công lập dao động từ 100.000 - 200.000 đồng/tháng, mầm non có thể lên đến 300.000 đồng/tháng, giúp một gia đình có hai con đi học tiết kiệm từ 2 triệu - 6 triệu đồng/năm.Phụ huynh ở thủ đô rất quan tâm tới thông tin miễn học phí trên. Nhiều người mong điều tương tự sẽ có ở thủ đô, một số khác lại tỏ ra lo ngại về chất lượng giảng dạy khi sĩ số lớp có thể tăng cao và nguồn lực giáo dục bị phân bổ lại.